Cung điện Gyeongbokgung biểu tượng lịch sử Hàn Quốc

Khi đến Hàn, hãy đến Seoul. Khi đến Seoul, hãy bỏ qua các con phố mua sắm để tìm một vẻ đẹp khác ở cung điện hơn 700 năm tuổi – Gyeongbokgung, chắc chắn mỗi bước chân sẽ là một trải nghiệm mới về lịch sử của quốc gia này.

Có rất nhiều lý do lý giải tại sao mọi người luôn đổ về cung điện Gyeongbokgung. Một trong số đó chính là sự đồng điệu của nó với từng tâm hồn. Trong một buổi chiều ấm và nắng đẹp như hôm nay, từng tốp từng tốp người đi lang thang qua các sân của cung điện. Khách du lịch và học sinh trung học lắng nghe hướng dẫn viên kể về các câu chuyện lịch sử của tòa lâu đài trong khi đó những người già và những người dần Seoul khác đang chạm tay vào những bức tưởng để lắng nghe sự tĩnh lặng của không gian bao quanh. Có thể nói Gyeongbokgung là tri kỷ của mỗi cá nhân.

Cung điện Gyeongbokgung

Gyeongbokgung bắt đầu được xây năm 1935 dưới triều King Taejo, việc xây dựng được giám sát bởi kiến trúc sư Jeong Do-jeung và trợ lý Simp Dokpu của ông. Bản thân nàm trên một khu vực diện tích rộng 410.000 m vuông, Gyeongbokgung còn được dân địa phương gọi là cung điện phương bắc và nó được xem là công trình nổi bật nhất của Hàn Quốc. Mặc dầu nằm chính giữa trung tâm thành phố, nhưng khi đã ở bên trong cung điện, du khách sẽ lập tức nhanh chóng quên sự nhộn nhịp xô đẩy chen lấn của thành phố công nghiệp Seoul. Điều đặc biệt khi đi bộ ở đây là ở đây có rất nhiều cây xanh và tán râm thứ đang ngày càng trở nên hiếm ở khu trung tâm mua sắm của Seoul.

Có 4 cổng để đi vào phía trong sân của cung điện, Sinmumun, Gwanghwamun, Cổng Đông và Cổng trưng bày bảo tàng nghệ thuật dân tộc quốc gia. Thực tế chẳng khác nhau gì việc đi vào bằng cổng nào vì khi bạn đã vào phía bên trong, bạn sẽ nhận ra rằng mỗi bước chân là một khám phá mới mẻ. Trong chuyến đi này tôi chọn cách đi vào cung điện qua cổng Cổng trưng bày bảo tàng nghệ thuật dân tộc quốc gia nằm trên đường tới Samcheongdong và đối diện với trụ sở chính của đại sứ quán Ba Lan và hiệu sách Seoul). Đi dọc theo những bức tường của cung điện, tôi tới phòng bán vé và trả khoản phí vào cửa 3000 won. Với những người quyết định mặc hanbok (trang phục truyền thống Hàn Quốc,) vé vào cửa được miễn phí.

gyeongbokgung

Những quang cảnh đầu tiên sau khi đi ngang qua Jangseung Plaza là các cây cột gỗ vật tổ chạm đẽo hình các khuôn mặt của đàn ông và đàn bà đứng như các cột trụ trong các ngôi làng của Hàn Quốc cổ; sottae dolhrubang (các bức tượng đá núi lửa) – tất cả chúng đều được sử dụng như các vật thờ cúng trong văn hóa dân gian của Hàn. Khi bạn đi tới bảo tàng, bạn sẽ thấy ở phía bên phải ba ví dụ của kiến trúc truyền thống Hàn Quốc trên đỉnh mái. Cấu trúc của bảo tàng đi theo lối kiến trúc truyền thống của Hàn Quốc. Tòa nhà chính 5 tầng lấy cảm hứng từ sảnh Palasangjeon ở đền thờ Beopjusa, trong khi tòa nhà ba tầng ở phía đông được lên mẫu bắt chiếc theo sảnh Mireukjeon ở đền thờ Hwaeomsa. Bất kỳ ai đến đây cũng không thế bỏ qua việc ngắm những cảnh này.

Bảo tàng Natioanl Folk là một nơi rất thích hợp để có thể tìm hiểu và nghiên cứu về lịch sử lâu bền của Hàn Quốc đặc biệt là với các du khách quan tâm tới triều Joseon. Ba gian phòng là một bức tranh sinh động về lối sống, về phương kế sinh nhai, thủ công và nghệ thuật, các yếu tố cần thiết cho cuộc sống và vòng xoay cuộc đời người Hàn. Từ ẩm thực Hàn Quốc tới các loại nhà khác nhau (shingle, Jeju-do và Andong). Bạn sẽ được giới thiệu hơi thở của lịch sử Hàn Quốc từ một không gian đa chiều. Cũng vậy khá mới đối với bảo tàng ở Gallery 3 là Gallery of Donations trưng bày các bộ sưu tập khác nhau của những người hiến tặng. Bộ sưu tập hồi tháng 7 vừa rồi là một bộ sưu tập tiền cổ đặc biệt của tiến sỹ Dr. Yeong Seong-chang, trong đó có cả đồng tiền đầu tiên được đúc trong lịch sử Hàn Quốc. Ở đây cũng có cả một bảo tàng dân gian của trẻ em nằm trong tòa nhà chính với các trò chơi, hoạt động, và cả một phòng chỉ để cho trẻ em chơi.

national-folk-museum Gyeongbokgung

Là nơi được chụp ảnh nhiều nhất Hàn Quốc Hẳn nhiên. Sau khi đã đi dạo một vòng quanh bảo tàng, chuyến việc thăm bằng xe “căng hải” của tôi tiếp tục qua các khu chính của cũng điện. Băng qua các khu trưng bày triển làm thoáng với nhiều khí trời hơn, tôi tới được khu đẹp nhất và thường được chụp ảnh nhiều nhất (có lẽ là nhất của cả Seoul và Hàn Quốc) Hyangwonjeong và Geongcheonggung. Được xây ở phía bắc của chiếc hồ xinh đẹp Geongcheonggung (hiện đang được sửa chữa và phục hồi) Hyangwongjeong từng là cung điện riêng của hoàng đế Gojong và hoàng hậu, hiện nó đang được xem là một cung điện bên trong một cung điện. Có thể nói cung điện này chất chứa rất nhiều giá trị lịch sự, bên cạnh việc ghi dấu ấn của hoàng đế Gojong, nó cũng là nơi chứng kiến nữ hoàng Myeongsong bị ám sát năm 1895.

Được xây năm 1456, Hồ Hyangwonji (một thắng cảnh khác) nằm ở hậu viên của cung điện Gyeongbokgung. Nó có thể tìm thấy trong bất kỳ biên niên sử cổ nào của Hàn Quốc. Theo các ghi chép, chiếc hồ được xây dựng cùng với đình Chuirojeong và hoa sen đã được trồng ở đây. Chiếc hồ vẫn còn tồn tại đã được xây lại năm 1873 và chiếc đình lục giác Hyangwonjeong và chiếc cầu Chuihyanggyo cũng đã được xây vào thời điểm này. Khu vực hồ có diện tích 4605 m vuông. Dưới màn xanh của tảo thường là những con cá chép chẳng rõ bao nhiêu tuổi bơi lượn thong dong. Xung quanh hồ có rất nhiều loại cây gồm có cả zelkova (chi cử), cây bách xù Trung Quốc, cây thích, cây thông, cây sồi, và cây lê. Chiếc hồ đẹp nhất khi các du khách soi bóng mình xuống mặt nước và thấy bóng mình lẫn với đình Mt.Bugaksan và chiếc cầu gỗ.

Palast Gyeongbokgung in Seoul

Tôi tiếp tục rảo bước cuộc hành trình của mình về phía bắc của cung điện và tới Jibokjae – một tổng thể kiến trúc: đình Hyeopgildang và đình Parujeong, ban đầu được xây trong khu Changdeokgunng sau đó được di dời tới cung điện Gyeongbokgung vào năm 1888, khi vua Gojong xây dựng lại khu nhà chính thức của mình. Jibokgae đã từng được sử dụng như là một thư phòng và một trai phòng để đón tiếp các sứ thần. Nếu nhìn gần du khách sẽ thấy yếu tố văn hóa kiến trúc của Trung Quốc đã được xử lý rất tốt khi xây dựng tổng thể kiến trúc này. Sau khi khám phá xong hai ngôi đình lịch sử, lần này bước chân tôi lại hướng về phương nam của cung điện.

Đi ngang qua tòa nhà thờ tổ và phục vụ cho các nghi thức tang lễ của hoàng gia Taewonjeon, bạn sẽ thấy Seoul hiện đại phía đằng xa với những tòa nhà cao tầng đang xếp hàng phía chân trời. Nó là một sự tương phản với các tòa nhà cổ kính của cung điện và cũng là một lời nhắc nhở rằng cung điện vẫn còn nhiều thứ để khám phá. Chúng gồm có Soy Sauce Jar Terrace, hiện đang phục hồi; Hamhwadong và Jipgyeongdang nằm ngay cạnh về phía bên phải của Soy Sauce Jar Terrace. Hamhwadong trước đây từng là khu nhà ở của hoàng hậu và nó bao gồm rất nhiều tòa nhà. Tuy nhiên hiện chỉ còn lại hai tòa nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *