Chinh phục không gian

Ngay kể cả chơi siêu du thuyền chưa chắc đã tốn bằng vài giờ ngắm nhìn trái đất từ Trạm Không Gian! Vậy nên, không nhiều người trên thế giới từng có cơ hội làm điều này.

Vào khoảng những năm 1980, Gorbachev tiếp cận Richard Branson – một tỷ phú người Mỹ và ngỏ ý muốn trao cho Richard cơ hội trở thành vị khách du lịch không gian đầu tiên trên thế giới. Trước sự ngạc nhiên của Gorbachev, tỷ phú người Mỹ, Richard Branson đã điềm tĩnh trả lời: “Tại sao tôi phải mua vé du lịch không gian với khoản tiền lên tới $35 triệu, trong khi bản thân có thể xây dựng một công ty du hành vũ trụ.” Sau khi từ chối lời đề nghị của Gorbachev, năm 1999, Branson thành lập hãng hàng không vũ trụ Virgin Galactic. Tại thời điểm đó, ý tưởng về một công ty chuyên chở các khách du lịch bay vào không gian dường như là không thể dại dột và sai lầm hơn. Tuy nhiên, sau hơn 16 năm, ý tưởng tưởng chừng dại dột đó lại đang giúp Branson dẫn đầu trong cuộc chạy đua bay vào không gian. Mặc dù các đơn đặt hàng cho những tour du lịch kiểu này vẫn chưa thực sự xuất hiện nhưng Branson và các đối thủ của mình đang gấp rút hoàn thiện những chiếc tàu có đủ năng lực thực hiện những chuyến bay thương mại vào không gian. Điều này là bởi các nhà đầu tư rất tin vào khả năng phát triển và tăng trưởng của ngành này. Tờ Huffingtonpost năm ngoái đã dẫn lời Cục Hàng không liên bang (FAA): “Du lịch không gian có mức tăng trưởng dự kiến khoảng $1 tỷ trong 10 năm tới.”

Một “sân bay vũ trụ” đã được xây xong ở New Mexico. Họ cũng đang lên kế hoạch giới thiệu những chuyến bay vòng quanh mặt trăng, có giá trọn gói vào khoảng $150 triệu cho những tay chuyên săn tour giá rẻ. Có vẻ như tất cả những gì cần lúc này chỉ là một chiếc tàu vũ trụ có thể bay. Tuy nhiên, việc này đã được giải quyết vào năm 2011 khi một danh sách dài những chiếc tàu con thoi được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA thải hồi. Điều này cũng thực sự góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch hàng không. Tính tới nay không chỉ có Virgin Galactic đang hoạt động trên sân chơi này. Một loạt những cái tên khác cũng có thể kể ra đây gồm có Boeing, Sierra Nevada, Blue Origin và SpaceX. Ngoài ra cũng không thể không kể đến những cái tên Jeff Bezos – ông chủ của Amazon, Elon Musk – ông chủ PayPal, đại gia của thế giới game John Carmack, tất cả đều đang lao vào và bỏ ra những khoản đầu tư đáng kể với mục đích thương mại hoá các chuyến bay vào vũ trụ và thoả mãn sự tò mò và mơ ước của con người.

Và quả thực một cuộc đua giữa các đại gia – lần này hoàn toàn không còn phải là Nga, Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ nữa – để đưa được tàu vũ trụ vào không gian đã diễn ra. Dezsö Molnár là một nhà phát minh đồng thời cũng là giám khảo của cuộc thi Ansari X Prize đứng ra tổ chức hẳn một cuộc thi với thể lệ giải thưởng là $10 triệu dành cho bất kỳ tổ chức phi quốc gia nào có thể đưa vào không gian một chiếc phi thuyền có thể tái sử dụng với khoảng thời gian tồn tại trong không gian là 02 tuần. Ông chia sẻ, ban đầu ý tưởng chỉ là một nhóm độc lập với ý tưởng độc lập tuy nhiên bây giờ đó đang trở thành mục tiêu chính. Những thứ trước đây vốn tưởng là độc lập giờ đang trở thành ngạch kinh doanh chính. Mục tiêu của X Prize Foundation lúc này là thay thế những chiếc tàu con thoi.

Những chuyến bay thương mại vào không gian đã đạt được bước tiến vượt bậc đầu tiên vào năm 2004 khi kỹ sư Burt Rutan và chiếc tàu SpaceShipOne của mình thực hiện một chuyến bay kéo dài hai tuần trong không gian. Năm đó Rutan và đội của mình đoạt giải thưởng $10 triệu và SpaceShipOne trở thành nguyên mẫu cho doanh nghiệp Branson.

Tháng 10/2010, chiếc SpaceShipTwo của Virgin đã rời tàu mẹ thành công lần đầu tiên. Tháng 05/2011, một tháng sau khi hạ cánh thành công tại San Francisco. Tàu lại được phóng thử nghiệm ở độ cao 51.500 feet (15,7km). Tại độ cao này, tàu với sức chứa 06 hành khách sẽ tiếp tục hành trình vào không gian với tốc độ bay gấp 03 lần tốc độ của âm thanh để vượt qua đường Kármán nằm tại độ cao khoảng 100km so với mặt đất.

Cũng vào tháng 10 năm đó, Branson đã khai trương sân bay vũ trụ được thiết kế bởi Norman Foster ở New Mexico: Virgin Galactic Gateway to Space. Sân bay nằm ở bên ngoài đài tưởng niệm quốc gia của Mỹ White Sands National Monument, trong khu tổ hợp Spaceport America Complex. Mặc dù Branson từ chối cho biết khoản tiền ông đã đầu tư vào Virgin Galactic những tập đoàn Virgin nhưng theo một số nguồn tin không thích, vị tỷ phú người Mỹ này đã rót $270 triệu vào Galactic. Tuy đây là một khoản tiền khổng lồ nhưng Branson rất có niềm tin đối với thị trường. Hiện nay chỉ tính số khách book tour du lịch thám hiểm không gian của Virgin Galactic cũng đã lên 500 người.

Nhưng cho tới nay, chỉ mới có 07 người – không phải là các phi hành gia – từng bay qua bầu khí quyển của Trái Đất. Trong đó, doanh nhân người Mỹ, Dennis Tito là người đầu tiên. Ông đã chi $20 triệu để bay lên Trạm Vũ trụ Quốc tế trên một chiếc tên lửa Soyuz của Nga vào năm 2001. 06 hành khách khác đều mua chỗ trên tên lửa Soyuz và bay tới Trạm Vũ trụ Quốc tế với giá từ $20 triệu tới $35 triệu. Trong số này, có một người quá thích thú với việc ngắm trái đất từ ngoài không gian đã đi hai lần.

Sau chuyến bay của Tito, một nghiên cứu thực hiện bởi một công ty tư vấn có trụ sở chính tại Maryland đã ước tính kích thước của thị trường kinh doanh này. Họ cũng phát hiện chỉ một số ít tỷ phú sẵn lòng bỏ ra hàng chục triệu đô cho một kỳ nghỉ dài trong không gian. Trong khi đó số người sẵn lòng bỏ ra hàng trăm ngàn đô để có cơ hội ngắm trái đất từ phía trên cao lại rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn là rất lớn. Theo Futron, tới năm 2021, mỗi năm sẽ có khoảng 15.000 khách du lịch vào không gian. Hãng dự kiến doanh thu thu về mỗi năm đạt tới $700 triệu. Nó giống như một chuyện bay trên một chiếc concorde. Nó là trải nghiệm một lần trong đời.

Thực tế, tiến vào không gian và sống giữa các vì sao cũng là nhưng chuyến đi khác nhau với những khoản chi phí rất khác nhau. Với một khoản chi phí là khoảng $200.000, một chuyến du hành kéo dài 2,5 giờ của Virgin Galactic sẽ mang tới cho bạn điều có thể được gọi là một chuyến bay “cận quỹ đạo”. Hành khách sẽ được đưa tới bên rìa của bầu khí quyển và tất cả chỉ dừng lại ở đó. Với chuyến bay này, hành khách sẽ có thể nhìn thấy màu đen của không gian, hình cong của trái đất và trải nghiệm cảm giác không trọng lực trong một vài phút. Hoặc bạn cũng có thể trả $102.000/người cho Armadillo Aerospace, $95.000 cho XCOR Aerospace để đổi lấy vài phút ngắn ngủi ngoài bầu trời.

Những chuyến bay tới Trạm Không gian Quốc tế bằng tên lửa Soyuz tất nhiên có lý do riêng để có giá đắt đỏ tới vậy. Bạn sẽ có thể sống trong Trạm Không gian Quốc tế cùng với các phi hành gia chuyên nghiệp. Một lý do nữa tour này có giá đắt như vậy là bởi năng lượng được sử dụng để khởi động chuyến bay rất lớn, tính ra thì năng lượng cần sẽ lớn gấp 70 lần để thoát khỏi lực hút của trái đất. Cuối cùng, do Nga đang tăng giá nên chi phí cho một người cũng đang tăng từ $51 triệu lên $63 triệu.

Những chuyến bay vào vũ trụ thực sự như thăm Trạm Không gian Quốc tế cũng không hề đơn giản và hoàn toàn khác với một cuộc dạo chơi thăm “rìa” trái đất. Nếu như với những chuyến thăm rìa trái đất trong khoảng 05 phút, khách chỉ cần tập huấn trong 03 ngày, một chuyến bay bằng tên lửa Soyuz sẽ kéo dài tối thiểu là 09 tháng để chuẩn bị. Hành khách sẽ được tập huấn ở Star City, Nga với những thiết bị giả lập môi trường của các ngôi sao. Hành khách cũng phải thoả mãn những yêu cầu về thể chất và học hỏi những kỹ năng tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt được mô phỏng. Bởi đơn giản với những chuyến bay kiểu này, chỉ cần một sai sót nhỏ, bạn cũng có thể tự hại bản thân mình và những người khác.

Nhưng đây vẫn chưa phải là mức cao nhất của việc “đi vào cõi bất diệt”. Hãng Space Adventures năm 2005 đã chào mời một dịch vụ thực sự không tưởng mà nếu so với nó, dịch vụ của Branson chỉ giống như một trò chơi của trẻ con tiểu học: một chuyến bay vào quỹ đạo của mặt trăng. Với chuyến bay này, tàu sẽ phải bay một quãng đường là 378.195,9km (quãng đường này gấp khoảng 3730,1 lần quãng đường mà một chiếc tàu của Branson phải thực hiện.) Tất nhiên, mức giá cho chuyến bay này hoàn toàn không đơn giản. Tàu sẽ có 02 chỗ ngồi cho hành khách và mỗi chỗ ngồi sẽ có giá khoảng $150 triệu đô. Tính tới nay, đã có một khách du lịch ký hợp đồng tham gia chuyến bay. Như vậy, tất cả những gì Space Advantures cần làm là tìm thêm một hành khách nữa. Trong trường hợp, tìm ra vị khách hàng cần thiết còn lại, Sapce Advantures khẳng định sau khoảng 03-04 năm, chuyến bay có thể thành hiện thực!

Các hãng cung cấp dịch vụ bay vào không gian:

VIRGIN GALACTIC: SPACESHIPTWO

Được thiết kế bởi nhóm đoạt giải thưởng Ansari X Prize vào năm 2004, và đang sở hữu một lượng khách 500 người (tương ứng với $57 triệu) đặt chỗ trước. Virgin Galactic đang được xem là tiên phong của ngành kinh doanh dịch vụ du lịch thăm rìa trái đất. Nguyên lý hoạt động là một máy bay sẽ đưa SpaceShipTwo tới độ cao khoảng 15,7km. Ở độ cao này, tàu chở sáu người sẽ tiếp tục đi vào không gian với tốc độ nhanh gấp 03 lần tốc độ của âm thanh. Chi phí để một người có thể tham gia vào tour này vào khoảng $200.000.

ARMADILLO AEROSPACE

Năm 2000, John Carmack và team của mình đã phát triển một hệ thống đặc biệt cho phép cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng. Cho tới nay, đã có 300 người đặt chỗ trên Armadillo Aerospace. Chi phí cho một chỗ ngồi là khoảng $102.000.

XCOR AEROSPACE: LYNX

Phi thuyền Lynx của XCOR Aerospace chỉ có thể chuyên chở một hành khách và một phi công. Năm 2012 XCOR lên kế hoạch thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên và sau đó chào mời 20 chuyến bay mỗi tuần. Tham gia vào chuyến bay, hành khách sẽ được cung cấp đồ du hành bởi Orbital Outfitters. Trong khi đó, quá trình tập huấn sẽ diễn ra tại khu nghỉ Sanctuary Camelback Mountain. Chi phí tham gia: $95.000.

SPACE ADVENTURES: SOYUZ

Space Adventures là công ty duy nhất có thể cung cấp dịch vụ sử dụng tên lửa để đưa khách du lịch vào không gian. Đây đồng thời cũng là công ty duy nhất thực hiện theo cách này. Hiện nay Space Adventures đang chào mời hai gói dịch vụ. Bay tới Trạm Không gian Quốc tế: $50 triệu-$65 triệu/người. Bay tới mặt trăng: $150 triệu/người.

SPACEX: DRAGON 

SpaceX của ông chủ của PayPal, Elon Musk là công ty tư nhân đầu tiên có tàu vũ trụ quay về bầu khí quyển từ quỹ đạo. Năm 2012, Musk cho biết ông đang hướng tới việc thực hiện một chuyến bay thử nghiệm tới Trạm Không gian Quốc tế. SpaceX hiện đang được hỗ trợ một phần ngân sách bởi Nasa, hiện đang chào bán các tour du lịch với giá khoảng $20 triệu.

SIERRA NEVADA CORPORATION: DREAM CHASER

Mẫu phi thuyền Dream Chaser này được phát triển dựa trên các thiết kế của mẫu HL-20 Personnel Launcher của NASA từ đầu những năm 1990. Chương trình này cũng đã nhận được sự quan tâm của NASA và được đầu tư $105,6 triệu.

BLUE ORIGIN

Jeff Bezos – cha đẻ của website mua sắm trực tuyến Amazon – luôn kín tiếng về dự án Blue Origin của mình. (Đây cũng là một trong những dự án được NASA hỗ trợ ngân sách). Mặc dù, chuyến bay thử nghiệm của Blue Origin trong năm 2011 đã thất bại nhưng chắc chắn đây cũng là một đóng góp cho việc thương mại hoá các chuyến bay vào không gian.

BIGELOW AEROSPACE: CST-100

Boeing đã kết hợp với công ty Bigelow Aerospace ở thành phố North Las Vegas của tỷ phú khách sạn Robert Bigelow. Trong năm 2012, Boeing và Bigelow Aerospace đã thử nghiệm một chiếc phi thuyền mô phỏng mẫu phi thuyền Crew Space Transportation (CST)-100. (Dự án này cũng được hỗ trợ một phần ngân sách bởi NASA). Bên cạnh dự án này, Bigelow hiện cũng đang xây dựng một sân bay vũ trụ cá nhân.